Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
BÁO CÁO Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp
Ngày cập nhật 12/10/2021

Ngày 31/3/2021 UBND xã Hương Nguyên ban hành báo cáo số 116/BC-UBND về việc báo cáo Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, cụ thể sau:

          I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Quá trình phát triển và hình thành xã:

Hương Nguyên là một xã miền núi thành lập năm 1996, biên giới đặc biệt khó khăn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế. Đại đa số là người dân tộc thiểu số Cơ Tu sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Người dân trong xã đại đa số bám đất, bám rừng để phát triển kinh tế - Xã hội nên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế của hộ gia đình cá nhân sau này. Hương Nguyên cách trung tâm thành phố về phía tây khoảng cách 45 km và về phía bắc của huyện A Lưới, nằm trên trục đường quốc lộ 49 cách đường Hồ Chí Minh 35 km hướng trung tâm huyện A Lưới và Có hệ tọa độ địa địa lý như sau:

Độ cao nhà nước VN – 2000, kinh tuyến trục 107

+ Kinh độ phía Tây 1070 21’ 10”

+ Kinh độ phía Đông 1070 31’ 44”

+ Vĩ độ phía Nam 160 01’ 03”

+ Vĩ độ phía Bắc 160 20’ 44”

Toạ độ trung tâm vùng hành chính

+ Kinh độ 1070 26’ 30”

+ Vĩ độ 160 10’ 52”

+ Phía bắc giáp Thị xã Hương Trà.

+ Phía tây giáp các xã Hồng Hạ, Lâm Đớt, Hương Phong, A Roàng.

+ Phía nam giáp nước Lào.

+ Phía đông giáp huyện Nam Đông và huyện Hương Thủy.

- Quá trình hình thành và phát triển của các Hợp tác xã có quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn cụ thể như sau:

+ Công ty TNHH1TV lâm nghiệp Nam Hòa.

+ Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới.

+ Khu bảo tồn Sao La Hương Nguyên.

- Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp: 00 trường hợp.

2. Tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã:

Năm 2012, UBND xã lập phương án giao rừng cho cho 22 nhóm hộ với diện tích 1.029,0 ha đã được UBND huyện theo Quyết định số 2370/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2012. Về việc giao rừng tự nhiên cho 22 nhóm hộ gia đình xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và 01 cộng đồng với diện tích 104,80 ha đã được UBND huyện theo Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012. Điều chỉnh diện tích và trạng thái rừng tự nhiên đã giao cho Cộng đồng dân cư thôn Mu Nú, xã Hương Nguyên,huyện A Lưới (kèm theo Quyết định).

3. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng đất lâm nghiệp: Không

II. NỘI DUNG

1. Việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của UBND xã từ ngày 01/7/2004 đến 31/12/2020.

+ Diện tích được giao khi thành lập UBND cấp xã: 00 trường hợp.

+ Diện tích nhận bàn giao từ các Ban quản lý khu bảo tồn, các Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH NN MTV lâm nghiệp, vườn Quốc gia Bạch Mã, các hợp tác xã và các đối tượng khác (cụ thể diện tích bàn giao theo từng đối tượng và từng thời điểm): 00 trường hợp.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện nay UBND xã quản lý 1.802,70 ha, trong đó:

- Diện tích được giao khi thành lập:

- Diện tích nhận bàn giao từ các ban quản lý: 00 Trường hợp.

Đất rừng sản xuất 1.645,47 ha.

Đất rừng phòng hộ 157,22 ha.

Năm 2014 so với năm 2017 đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất: Không thay đổi.

Năm 2018 so với năm 2017 đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ:

- Đất rừng sản xuất giảm: 2,79 ha đất rừng sản xuất do thu hồi đất để thực hiện dự án Thủy điện Sồng Bồ theo Quyết định số 1402/QDDUBND ngày 24 tháng 9 năm 2018. (kèm theo Quyết định)

- Đất rừng phòng hộ: Không biến động.

Năm 2019 so với năm 2018 đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ:

- Đất rừng sản xuất tăng: 560,78 ha nguyên nhân tăng do thay đổi địa giới 513 nguồn bản đồ địa chính mới giáp Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đất rừng phòng hộ: giảm 4,15 ha nguyên nhân tăng giảm nguyên nhân tăng do thay đổi địa giới 513 nguồn bản đồ địa chính mới giáp Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2020 so với năm 2019 đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ:

- Đất rừng sản xuất giảm: 2,7 ha do thu hồi đất để thực hiện Nhà máy Thủy điện Sông Bồ Nguyên nhân biến động các loại đất trên là trong năm 2020 xã thực hiện các dự án: Nhà máy Thủy điện Sông Bồ, hạng mục: Kênh xả hạ lưu, mở rộng nhà điều hành, bổ sung nhà máy; Đường dây 220kv đấu nối nhà máy Thủy điện Sông Bồ (đợt 2).

- Đất rừng phòng hộ: Không biến động.

- Năm 2014,2015,2016 diện tích không biến động.

          - Tình hình cho thuê, cho mượn đất lâm nghiệp: UBND xã không có quỹ đất cho thuê, cho mượn. Đối với đất công ích 5% của xã không có diện tích đất lâm nghiệp: Theo Báo cáo số 54/BC-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 không có quỹ đất 5% (báo cáo đính kèm)

- Đối với diện tích đất lâm nghiệp UBND xã theo thông kê đất đai năm 2020 với diện tích 1.802,70 ha trong đó; Đất rừng sản xuất 1.645,47 ha, đất rừng phòng hộ 157,22 ha. UBND xã đang quản lý phối hợp với hạt Kiểm lâm huyện A Lưới rà soát. Trường hợp là đất rừng tự nhiên (rừng tái sinh) thì lập phương án giao rừng trình UBND huyện phê duyệt; trường hợp đã bị người dân lấn chiếm sử dụng thì xử lý theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc phê duyệt Phương xử lý phá, lấn, chiếm rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới theo Chỉ thị 65/2015/CT-UBND.

2. Việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai , lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Theo hồ sơ lưu trữ tại xã, UBND xã thực hiến thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 2004, các năm kiểm kê 2005, 2010, 2014, 2019. Do đơn vị tư vấn thực hiện.

3. Việc xác nhận nguồn gốc, tình trạng đất đai của người sử dụng đất.

- Cơ sở xác nhận nguồn gốc là thông qua phiếu lấy ý kiến khu dân cư và niêm yết công khai các hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã và các thôn. (Dự án BCC đo đạc và cấp cho người dân)

- Tổng hồ sơ xác nhận, hồ sơ và cấp giấy với diện tích  ha.( báo cáo cho thanh tra bổ sung sau vì cán bộ phụ trách trước tìm hồ sơ văn bản liên quan đến công tác cấp Giấy CNQSDĐ)

4. Tình hình lấn chiếm, tranh chấp đất đai, tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý. Lấn chiếm đất đai cụ thể như sau: 07 trường hợp (có biên bản kiểm tra đính kèm)

5. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.

Trên địa bàn chỉ có 00 trường hợp.

III. ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ, ĐỂ XUẤT

Quá trình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã thời gian qua dần đi vào nề nếp.

Đề nghị các ban nghành có liên quan tạo điều kiện lớp tập phần mềm Microstatsion chuyên ngành QLĐĐ để nâng cao trình độ trong cấp tác quản lý đất đai.

Một số nội dung thực hiện theo kết luận Thanh tra 259/KL-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay địa phương vẫn thực hiện chưa hoàn thành./.

 

Nguyễn Ngọc Thuận
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 38